+84936 5353 89 giangthinhvnnc@gmail.com

Friday 3 March 2017

Những gia vị đặc trưng của ẩm thực Việt

23:58

Share it Please
Đất nước Việt Nam với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và chiều dài đất nước trải dài trên nhiều vỹ tuyến đã mang đến cho nơi đây những loại hoa quả và thao dược đa dạng. Với nền ẩm thực đa dạng có lịch sử hàng ngàn năm dân gian đã biết sử dụng những gia vị có sẵn trong tự nhiện
Cùng điểm qua những gia vị đặc trưng được sử dụng nhiều trong các bữa cơm hàng ngày của người dân
1. Cây bui còn được gọi là cỏ hôi thường mọc ở các mô đất, lá bui đã được gia nhiệt để giảm đi phần tinh dầu rồi chế biến món ốc hoàng hậu gói lá bui ăn kèm nước mắm trái sả.
2.Cây duối thuộc họ dâu tằm, các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng đọt non tươi đem luộc chấm mắm hoặc thái ngắn, phơi khô rồi sao vàng để làm thuốc. Duối có vị đắng, chát, tính mát thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn.
3. Thùn mũn còn được gọi là cây chua meo, phi từ... Quả chín hái về xát sạch vỏ, phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Vị lúc đầu ngọt sau chua và hơi tê tê. Gia vị này xuất hiện trong thực đơn của đội khách sạn Palace Vũng Tàu với món salad quả bơ, lá thùn mũn với thịt cua, trứng cá hồi sốt lá giấm.
4, Cây ô môi được dùng ngâm rượu uống, quả đem nấu cao mềm uống làm thuốc kích thích tiêu hoá, nhuận tràng. Quả càng để lâu, chất lượng càng tăng, ăn ngon ngọt có hương vị đặc biệt.
5. Cây cà ri có dạng bụi, cao khoảng 1-2 m, lá, quả, vỏ, rễ cây dùng làm gia vị, thực phẩm và thuốc. Theo y học Ấn Độ, lá cà ri là một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử.
6. Lìm kìm là loại lá rừng, thân dây leo, mềm, nhỏ thường sống giữa các bụi cây thấp hay bờ rào. Mùa nắng, lá thiếu nước, khô quắt, nhỏ và đắng chát. Đến mùa mưa, lá tươi non mơn mởn, điểm vị chua nhẹ, giòn thơm
7. Cây mua thường mọc hoang ở vùng đồi núi miền Trung, thân, cành và lá có lông nhám màu nâu, mọc dày, sần sùi. Toàn bộ cây đều sử dụng làm thuốc, thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiêu viêm…
8. Tàu bay thuộc nhóm rau rừng, học cúc Asteraceac, mọc ở đa dạng địa hình. Loại rau này có giá trị dinh dưỡng tốt, tuy nhiên ít chất sắt nên cần dùng kèm bí đỏ, rau muống. Theo y học dân gian, rau có vị đắng, tác dụng giải độc, se da, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu…
Những gia vị trên mỗi vùng miền lại có một tên gọi khác nhau, có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khi sử dụng đảm bảo cho sức khỏe. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các gia vị trên khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam.

0 comments:

Post a Comment