+84936 5353 89 giangthinhvnnc@gmail.com

Monday 10 March 2014

Tác dụng chữa bệnh của rau má

18:45

Share it Please
Tác dụng chữa bệnh của rau má Rau má như một loại thuốc thông dụng và là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những công dụng thật sự của rau má. Hãy cùng tìm hiểu về loại cây có tác dụng trị bệnh này nhé!

- Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, mọc nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam…Theo từ điển bách khoa dược học, rau má có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, giãn tĩnh mạch, thiểu năng tĩnh mạch chi dưới.
- Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da… Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.
- Làm lành các vết thương: Đây là tác dụng của Asiaticosid, hoạt chất chính của rau má. Tác dụng này được phát triển từ chiến tranh thế giới thứ II. Từ đó đến nay nhiều công trình ngiên cứu lâm sang ủng hộ ý kến cho rằng rau má có tác dụng trên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hóa và làm lành vết thương. Rau má còn có tác dụng bảo vệ lớp áo trong của mach máu.
- Điều trị giãn tĩnh mạch: Dùng thuốc rau má có kết quả tốt đối với vi tuần hoàn và mao mạch, điều trị tang áp lực tĩnh mạch.
- Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.
Thực tế rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Nguồn sưu tầm
Biên tập: dịch vụ nấu cỗ tại nhà 

0 comments:

Post a Comment