+84936 5353 89 giangthinhvnnc@gmail.com

Wednesday, 12 March 2014

Bánh trứng kiến Cao Bằng

19:52

Share it Please

Là loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng thường có vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Đây là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Trong chuyến đi rừng, người Tày thường tìm loại trứng này về để làm món bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày).

Lấy được loại trứng này cũng là một kỳ công và phải là người có hiểu biết và kinh nghiệm, nếu không sẽ lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm khi làm bánh. Mỗi tổ kiến đen chỉ cho chừng 2 đến 3 chén trứng kiến. Vì thế để làm món bánh này, người Tày phải mất cả ngày đi tìm thứ "đặc sản" lạ lùng của núi rừng nơi đây. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
                                                                  Bánh trứng kiến
Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả.  Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
 
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài.
 
Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Nguồn ST
 Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

0 comments:

Post a Comment